investplus.global
  • Ngân hàng
    Đầu tư
  • Quản lý
    Tài sản
  • Fintech+
  • Đối tác & dự án
  • Giới thiệu
  • Tuyển dụng
  • Tin tức
  • Liên Hệ
  • Tiếng việt English
Sửa Luật Dầu khí: Cần lấp khoảng trống pháp lý về nhà thầu

Sửa Luật Dầu khí: Cần lấp khoảng trống pháp lý về nhà thầu

19/11/2022

Để không tạo ra “khoảng trống pháp lý” giữa các quy định pháp luật hiện hành, việc xây dựng dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) cần bổ sung các quy định cụ thể về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí.

  • Quy định đảm bảo chặt chẽ lựa chọn nhà thầu
  • Luật Dầu khí không phải là luật cho PVN

Đó là những kiến nghị được nêu ra trong các phiên thảo luận lấy ý kiến đại biểu Quốc hội cũng như tại các buổi hội thảo về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).

Đại biểu Trần Hồng Nguyên - đoàn Bình Thuận đề nghị về việc bổ sung quy định liên quan đến lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí tương tự như quy định của Luật Dầu khí hiện hành cũng như Luật Đấu thầu.

Việc quy định cần theo hướng đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch, quy định rõ pháp luật trong trường hợp hợp đồng dầu khí có sự tham gia của cả nhà thầu nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và doanh nghiệp 100 % vốn của PVN để tránh chồng chéo…

Quy định đảm bảo chặt chẽ lựa chọn nhà thầu

Về vấn đề này, theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dầu khí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, đa số được khai thác ở vùng biển, liên quan đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia. Vì vậy, cần có quy định bảo đảm chặt chẽ quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí phục vụ hoạt động dầu khí.

Sửa Luật Dầu khí: Cần lấp khoảng trống pháp lý về nhà thầu - Ảnh 2.

Người lao động Dầu khí trên các công trình biển.

Đối với nhà thầu tư nhân ký kết hợp đồng dầu khí (nhà đầu tư dầu khí tư nhân), việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí để phục vụ hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy chế riêng của nhà thầu.

Để bảo đảm quản lý chặt chẽ quá trình triển khai các dự án dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam, ngoài quy định về nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cũng như nghĩa vụ phải báo cáo PVN về việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, thì dự thảo Luật đã bổ sung nghĩa vụ của nhà thầu phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả.

Đối với PVN và doanh nghiệp 100% vốn thuộc PVN là nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định Luật Dầu khí không phải Luật cho PVN. Cũng bởi, luật chỉ quy định quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của PVN gắn với nội dung quy định tại dự thảo, còn khi Petrovietnam là nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thì phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ như các nhà thầu khác.

Luật Dầu khí không phải là luật cho PVN

Ngoài các quy định này, PVN vẫn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan về tổ chức và hoạt động của một tập đoàn kinh tế. Vì vậy, Luật Dầu khí không quy định về việc PVN và doanh nghiệp 100% vốn thuộc PVN lựa chọn cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí.

Trong khi đó, dự thảo luật không có quy định cụ thể đối với quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí mà chỉ có duy nhất quy định mang tính nguyên tắc trong việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí mà nhà thầu dầu khí có nghĩa vụ phải thực hiện.

Sửa Luật Dầu khí: Cần lấp khoảng trống pháp lý về nhà thầu - Ảnh 3.

Đại biểu Trần Hồng Nguyên – Đoàn Bình Thuận đề nghị bổ sung quy định liên quan đến lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, quy định duy nhất này chưa thể hiện được việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí.

Cũng bởi, dự thảo luật chưa có quy định cụ thể về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí. Phạm vi điều chỉnh quy cũng chưa bao gồm điều chỉnh việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí.

Thế nhưng trong quy định của Luật Đấu thầu lại có quy định rất rõ ràng việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Do đó, các chuyên gia cho rằng việc xem xét bổ sung vào Dự thảo Luật các quy định về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí là cần thiết để không tạo ra "khoảng trống pháp lý" giữa các quy định pháp luật hiện hành.

Về vấn đề "lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí", TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, theo dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi dễ xảy ra xung đột với Luật Đấu thầu. Cụ thể như, dầu khí có đặc thù là có một số lô nằm trong vùng đặc biệt không được phép đấu thầu quốc tế, mà chỉ đấu thầu hạn chế trong nước; hay việc thực hiện lựa chọn nhà thầu theo thông lệ quốc tế;...

Do đó, cần thiết điều chỉnh việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí thực hiện theo quy định Luật Dầu khí và hợp đồng dầu khí, bảo đảm nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả và Chính phủ quy định chi tiết việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí.

Facebooktwitterlinkedinpinterest

Bài viết khác

Tập đoàn sở hữu đại siêu thị GO! cam kết đầu tư thêm 20.000 tỉ đồng vào Việt Nam

Tập đoàn sở hữu đại siêu thị GO! cam kết đầu tư thêm 20.000 tỉ đồng vào Việt Nam

Khoản đầu tư tăng thêm trị giá hơn 30 tỉ baht, tương đương 20.000 tỉ đồng, trong vòng 5 năm tới, vừa được Central Retail nhắc lại trong ngày 11-7 với mục tiêu kinh doanh mới.

Xem thêm

Nhiều ông lớn FDI cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nhiều ông lớn FDI cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn đa quốc gia như Panasonic, Boeing, Bosch... cam kết mở rộng đầu tư và đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Xem thêm

Chứng khoán tuần tới sẽ ra sao?

Chứng khoán tuần tới sẽ ra sao?

Mặc dù định giá cổ phiếu 'đang ở vùng hấp dẫn', nhiều chuyên gia chứng khoán dự báo không loại trừ khả năng VN-Index sẽ lao dốc theo quán tính, kiểm định hoặc rớt xuống dưới mốc 1.000 điểm trong thời gian tới. Việc dò đáy đang rất rủi ro.

Xem thêm

Asia Pacific Enterprise Awards 2022 trao giải thưởng

Asia Pacific Enterprise Awards 2022 trao giải thưởng

Vào ngày 7-10-2022 tại TP.HCM, 88 doanh nghiệp và doanh nhân đã xuất sắc nhận được Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á - Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2022.

Xem thêm

Logistics Việt gia tăng sức cạnh tranh, kéo giảm chi phí

Logistics Việt gia tăng sức cạnh tranh, kéo giảm chi phí

Thiếu tính chuyên nghiệp, tự động hóa còn thấp, năng suất thực hiện dịch vụ chưa tiếp cận được các nước tiên tiến, việc ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ số hóa chưa cao dẫn đến giảm sức cạnh tranh so với thị trường quốc tế.

Xem thêm

Vì sao Việt Nam bỗng vọt lên trong xuất khẩu phân bón?

Vì sao Việt Nam bỗng vọt lên trong xuất khẩu phân bón?

Theo nhiều doanh nghiệp, xuất khẩu phân bón Việt sang các thị trường tăng trưởng mạnh. Năm 2022 ngành sản xuất phân bón của Việt Nam có thể lần đầu lập kỷ lục: xuất khẩu vượt mốc 1 tỉ USD.

Xem thêm

investplus.global

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020, InvestPlus Global cung cấp các dịch vụ tài chính với sự hiểu biết cốt lõi về thị trường châu Á vững chắc và phạm vi tiếp cận toàn cầu. Chúng tôi cố gắng trở thành người dẫn đầu trong Ngân Hàng Đầu Tư, Quản lý Tài Sản và Fintech+.

Dịch vụ & giải pháp
Ngân hàng Đầu tư Quản lý Tài sản Fintech+ Đối tác & dự án
Chính sách & Điều Khoản
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật
Giới thiệu
Giới thiệu Tuyển dụng Tin tức Liên Hệ
  • Ngân hàng Đầu tư
  • Quản lý Tài sản
  • Fintech+

  • Đối tác & dự án

  • Giới thiệu
  • Tin tức

    • Tin tức
    • Xem tất cả
    • Vĩ mô Việt Nam so với thế giới
    • Báo cáo IPG
  • Tuyển dụng
  • Liên Hệ

  • English